Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011

Cao độ các vùng miền



Để xác định cao độ quốc gia các nước đều lấy mực nước biển làm chuẩn (nước nào không có biển thì mượn cao độ quốc gia lân cận) .Cao độ Hòn Dấu là nơi ghi nhận độ cao trung bình của mực nước biển trong một thời gian dài (50-100 năm).Người Pháp ghi nhận cao độ mực nước hằng năm của Hòn Dấu là 1.89m và được xem là cao độ không lục địa và tại điểm thấp hơn 1.89m này được gọi là cao độ không hải đồ (nếu nói về triều cường thì đều so với cao độ hải đồ)
Mỗi địa phương đều có mực thủy triều khác nhau và cao độ đều quy về cao độ chuẩn của Hòn dấu (Hải Phòng).
Vd:Tp hồ chí minh cao độ trung bình hàng năm của sông sài gòn tại trạm Phú An là 1.32m.Cộng với cao độ dự phòng do biến đổi khí hậu là 0.7m,cộng với 0.3m là cao độ an toàn.Nên cao độ quy hoạch xây dựng của tp HCM là 2.3m
Địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Vùng cao nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở quận 9. Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ Đức, quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới 10 mét.
Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét