Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

Nhà chống lũ

(theo vnexpress)
1.Thiết kế của bạn Phạm Hữu Thủy -Miền Trung.sv trường ĐH Hồng Bàng
Ngôi nhà nổi trên nước lũ

“Người dân quê phần lớn nghèo khó. Ngôi nhà cho họ vừa phải tránh được lũ, vừa phải rẻ thì họ mới có cơ may được sử dụng”, Thủy nói.
Ngôi nhà Thủy thiết kế có một hệ thống phao nổi tự động mỗi khi lũ dâng cao. Phao được làm bằng ba thùng phuy kết lại với nhau đặt dưới nền nhà gần bếp nên không ảnh hưởng đến sinh hoạt trong gia đình. Trên mặt các thùng phuy được kết chặt bằng ván gỗ nhẹ. Trong nhà vẫn có hệ thống bếp ga bếp củi. Một nửa mái nhà được lợp bằng tôn lạnh, có cửa chớp để thoát hiểm bằng hệ thống phao khi lũ lên cao. Phần còn lại được đổ bêtông cốt thép để che nắng che mưa, làm nơi phơi nông sản vào mùa nắng và nơi trú của người, gia súc khi lũ về. Tất cả sẽ được đưa lên mái nhà trước khi lũ dâng cao bằng hệ thống ròng rọc đôi cố định vào phía mái lợp tôn lạnh. Khi lũ tràn tới, hệ thống phao sẽ nâng nhà lên. Trường hợp nước ngập trần nhà, phao sẽ tiếp tục nổi lên qua cửa chớp nhưng vẫn giữ được thăng bằng trong dòng nước lớn nhờ hệ thống dây chằng ở bốn góc. Khi lũ rút thì phao sẽ tự động hạ về vị trí ban đầu.
Thủy còn ấp ủ ý định nâng cấp, bổ sung đề tài của mình để hoàn thiện hơn. Phần sàn nhà được thiết kế lại bằng bêtông cốt thép, diện tích rộng gấp đôi phương án trước. Có thêm cầu thang bêtông lên xuống sàn. Từ sàn lên mái được thiết kế bằng hệ thống thang sắt thuận tiện cho việc di chuyển người, gia súc, gia cầm, vật dụng. Hai mái nhà lệch nhau được lợp bằng tôn lạnh, có cửa sổ và cửa thoát hiểm trên cao giúp ngôi nhà luôn thông thoáng...
Cuộc thi kết thúc, tên Thủy được vinh danh ở giải cao nhất cùng với những kiến trúc sư có tiếng khác trên toàn quốc. Thủy bày tỏ: “Mình sẽ chuyển ý tưởng này về quê trước. Nhiều gia đình ở đó đang rất cần. Mùa mưa này có thể họ sẽ còn phải đối mặt với nhiều trận lũ nữa”, Thủy tâm sự.

2.Thiết kế của bạn Nguyễn Ích Thắng-Miền Bắc,sv trường ĐH Xây Dựng HN
Ngôi nhà bán di động chống lũ . 
Nhiều lần chứng kiến cảnh lũ tràn vào nhà cửa, cuốn trôi tài sản và phá hủy mùa màng, rồi những trận "đại hồng thủy" hằng năm ở miền Trung gây thiệt hại lớn về người và tài sản, Nguyễn Ích Thắng, sinh viên khoa Kiến trúc ấp ủ ý tưởng về ngôi nhà đa năng - bán di động từ lâu và những chiếc lồng nuôi cá trên sông Hồng đã gợi mở cho anh.
Ngôi nhà dùng vật liệu chủ yếu bằng tre sẵn có trong tự nhiên, thân thiện môi trường, ước tính chi phí khoảng vài chục triệu đồng.
Thắng cho biết, việc xây dựng ngôi nhà không đòi hỏi quá cao về kỹ thuật, chỉ cần có thép ghép buộc các thanh tre lại với nhau, dựng thành khung và tường nhà nên rất dễ làm, thời gian thi công ngắn.
Ngôi nhà gồm hai phần: Phần cố định giữ chức năng chính của ngôi nhà, đây là phần không gian sinh hoạt chính. Phần hai là phần di động, là nơi ở cho con người khi thiên tai xảy ra.
Phía trên phần này được trang bị hai két nước để thu và lọc nước mưa thành nước sạch phục vụ cuộc sống hàng ngày. Dưới hai két nước được bố trí hai khay dùng để trồng rau ăn ngắn ngày. Hai khay rau này có thể di chuyển. Khay rau khi trượt ra ngoài trở thành mái che cho vật nuôi, còn khi trượt vào trong sẽ giúp tránh mưa bão làm nát rau trồng phía dưới.
Khi mưa bão về, phần di động sẽ nổi lên theo nước lũ, hai két nước được tháo hết nước và bật ra thành phao, giữ cho ngôi nhà không bị bồng bềnh theo sóng nước. Một chiếc phao sẽ có chức năng làm nơi cư trú của vật nuôi, chiếc phao còn lại làm nơi sinh hoạt và sân phơi cho con người.
Ngôi nhà trên có thể xây dựng ở nhiều địa hình, diện tích ngôi nhà phụ thuộc vào số người và vật nuôi.
Thắng cho biết thêm, ngoài khả năng chống mưa bão, lũ lụt, ngôi nhà còn thể chống động đất. "Nếu ý tưởng về ngôi nhà chống lũ được hiện thực hóa thì đây là món quà quý gửi tặng đồng bào miền Trung", Thắng nói.
Tác phẩm “Nhà ở đa năng – Bán di động” của Nguyễn Ích Thắng đã đạt giải nhất cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo ngôi nhà đa mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu” do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức.
Nhận xét:
1. Ý tưởng của bạn Thủy sẽ vấp một số trở ngại :
-Chỉ có 3 phao bằng thùng phuy liệu làm sao nâng được ngôi nhà.
-Làm sao neo được nhà nếu lũ lớn kèm với gió mạnh.
-Sau khi nước rút kèm theo xói lỡ đất,thì với mặt bằng hiện trạng làm sao tạo được sự ổn định của nền nhà.
2.Về ý tưởng của bạn Thắng:
-Ngôi nhà của bạn Thắng chỉ như là thêm bè nổi bên cạnh có lợp mái,không có gì mới với dân miền Trung.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét